Các bệnh có thể chữa khỏi bằng tế bào gốc
Theo bác sĩ Colin Phipps Diong, liệu pháp có thể cứu sống người mắc bệnh ung thư máu, bạch huyết cấp tính, hạch lympho, lỗi tủy xương, tự miễn dịch…
Dưới đây là chia sẻ của bác sĩ Colin – chuyên gia ung thư tại Trung tâm Ung thư Parkway (Singapore).
– Tế bào gốc tạo máu là gì, thưa bác sĩ?
– Tế bào gốc tạo máu (HSC) là những tế bào được tạo ra trong nhà máy huyết học hoặc tủy xương, chúng có khả năng phát triển thành các loại tế bào máu khác. Kỹ thuật cấy ghép tế bào gốc tạo máu (HSCT) được thực hiện nhằm tái cấu trúc tủy xương và chức năng hệ miễn dịch, sau khi bị khối u tấn công và tàn phá.
>>> Xem thêm:
– Tế bào gốc tạo máu có thể cứu sống những bệnh nhân nào?
– Bệnh nhân mắc ung thư máu, đặc biệt là ung thư bạch huyết cấp tính, mô lympho (lymphomas) và các tế bào máu tạo kháng (u đa tủy)… là những đối tượng phù hợp để cấy ghép tế bào gốc. Ngoài ra, liệu pháp còn có thể cứu sống người lỗi tủy xương, mắc bệnh tự miễn dịch, bệnh về thần kinh như chứng đa xơ cứng không đáp ứng điều trị tiêu chuẩn.
Ca cấy ghép tế bào gốc đầu tiên tại Singapore thực hiện vào tháng 7/1985, trên một bệnh nhân bị bạch cầu cấp tính. Trước khi truyền tế bào gốc, bệnh nhân phải xạ trị toàn bộ cơ thể, ngoại trừ các cơ quan trọng yếu được bảo vệ. Đây gọi là liệu pháp điều kiện giúp loại trừ các tế bào u; “quét sạch bộ nhớ” của hệ thống miễn dịch; tạo ra không gian trong tủy xương cho các tế bào gốc phát triển.
Trong trường hợp bệnh nhân cấy ghép tế bào gốc từ người khác, liệu pháp điều kiện cũng giúp giảm trừ rủi ro cơ thể người nhận đào thải và diệt các tế bào được cấy vào (thải ghép).
– Nguồn tế bào gốc được lấy từ đâu?
– Bệnh nhân có thể sử dụng tế bào gốc của mình (cấy tế bào tự thân) hoặc nhận tế bào gốc phù hợp từ người khác (cấy ghép dị sinh). Việc cấy ghép lại tế bào gốc vào cơ thể có tác dụng giải phóng tủy xương khỏi các độc tố. Các tế bào gốc được thu trước khi thực hiện liệu pháp điều kiện, sau đó làm đông chờ sử dụng. Hóa trị liều cao có tác dụng chống u bướu trong cấy ghép tự thân, hoặc giúp loại trừ các khối u bạch cầu trong cấy ghép dị sinh.
– Nếu cấy ghép dị sinh, ai là người cho tế bào gốc thích hợp?
– Kháng nguyên bạch cầu phù hợp là yếu tố quan trọng nhất để xác định: liệu hệ miễn dịch của bệnh nhân và người hiến tặng có thích hợp không. Bác sĩ cần xác định chính xác sự tương thích giữa hai hệ thống miễn dịch, nhằm giảm tối đa nguy cơ thải ghép và phản ứng bất lợi từ tế bào hiến tặng lên cơ thể người nhận (bệnh ghép chống chủ do truyền máu). Người hiến tặng tốt nhất phải có chỉ số phù hợp tối đa 10/10. Cơ hội anh chị em ruột tương thích là 25%.
– Các tế bào gốc tạo máu sẽ được lấy như thế nào?
– Có hai phương thức thu tế bào gốc. Cách phổ biến nhất là từ mạch máu, hoặc tế bào máu ngoại vi. Máu được rút ra từ cánh tay sau đó đưa qua máy lọc tế bào gốc và bạch cầu. Phần máu còn lại được trả lại cánh tay kia để tạo “mạch”. Cách thứ hai là rút máu trực tiếp từ xương, thường là ở khung chậu sau khi gây tê tổng quát. Tuy nhiên, phương thức này hiện không còn phổ biến. Ngoài ra, có thể lấy tế bào gốc từ dây rốn em bé ngay sau khi sinh. Chúng được đông lạnh cho đến khi có nhu cầu sử dụng, không gây hại gì tới sản phụ hay em bé.
– Cách thức cấy ghép tế bào gốc vào cơ thể người bệnh ra sao?
– Bệnh nhân đạt tiêu chuẩn thể lực mới được tiến hành liệu pháp điều kiện. Người bệnh sẽ phải sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, virus và nấm. Kết thúc liệu pháp điều kiện, tế bào gốc sẽ được truyền vào mạch máu trong 30-60 phút, tương tự như phương pháp truyền máu. Đối với cấy ghép dị tính, bệnh nhân cũng phải dùng các loại thuốc để giảm nguy cơ thải ghép và chứng ghép chống chủ GvHD. Sau khi truyền, các tế bào gốc sẽ lưu lại ở tủy và bắt đầu sản sinh. Thường sẽ mất 10-14 ngày để cấy ghép tế bào gốc ngoại vi.
– Bệnh nhân có thể gặp những tác dụng phụ và biến chứng nào?
– Bệnh nhân có thể gặp tác dụng phụ sau cấy ghép, hoặc sau khi điều trị điều kiện. Nhiễm trùng, chảy máu, thiếu máu, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, mất cảm giác thèm ăn, loét miệng dẫn đến đau khi nuốt, vấn đề thần kinh và cơ bắp, thải ghép, bệnh chống chủ, vô sinh, mắc ung thư lần hai… là những nguy cơ có thể gặp phải.
Cấy ghép tế bào gốc không chữa khỏi bệnh ngay tức khắc, mà cải thiện bệnh qua nhiều năm. Bệnh nhân ung thư nên trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi thực hiện liệu pháp.
Theo Vnexpress
www.hvbiotek.com